Jump to content

User:Tucamngo

From Wikipedia, the free encyclopedia

Các Công Tử Bạc Liêu Thời Xưa

[edit]

Bạc Liêu là một tỉnh thành phong phú, đất đai mầu mỡ. Vào thời Pháp khai phá đất hoang, Bạc Liêu đã sinh ra những đại điền chủ rất giàu có như bá hộ Phan văn Bì, bá hộ Ngô Dân,… Theo truyền thống ở Bạc Liêu, con cháu của các ông bá hộ được gọi là công tử nhưng người dân trong tỉnh hay gọi các công tử bằng “cậu”. Các ông công tử phần lớn học trường Pháp ở Sài Gòn và Đà Lạt hoặc đi du học bên Pháp, có thói quen ăn chơi phung phí và xài tiền như nước nên nổi danh công tử Bạc Liêu từ Nam ra Bắc. Trong tỉnh Bạc Liêu có rất nhiều gia đình giàu có. Đáng kể nhất là các đại gia, xuất thân từ con cháu của bá hộ như Trần Trinh Huy, tức Hắc công tử, là cháu ngoại của bá hộ Bì, hội đồng Ngô Phong Điều và Ngô Tài Khị là con thứ của Bá hộ Ngô Dân. Kế đến là những đại điền chủ rất giàu có khác như Chung Bá Vạn là chủ nhân rạp hát danh tiếng ngày xưa “Chung Bá”, hội đồng Lân, Châu Quai và Châu Hà “Tô Muối”, đốc phủ Cao Minh Thạnh của gia đình Cao Triều…


1-Gia đình Trần Trinh Huy:


Bạc Liêu có rất nhiều ông công tử nhưng nổi tiếng nhất là Hắc công tử Trần Trinh Huy, còn gọi là cậu ba Huy.

Hắc công tử Trần Trinh Huy sanh năm 1900 tai huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Thân phụ là ông Trần Trinh Trạch, tự hội đồng Trạch, vốn là một thư ký điền địa dưới thời Pháp. Ông Hắc công tử là người cao lớn, đep trai, tánh tình rất dễ dãi, vui vẻ. Ông thích mặc đồ tây đắt tiền, đội nón tây, trưa ăn cơm Tàu tối ăn cơm Tây. Ông là người Việt thu hai sau Bao Dai có chiếc máy bay riêng và mướn một người phi công Pháp để sáng bay lên Sài Gòn ăn chơi, chiều bay về Bạc Liêu ăn ba khía. Ông thỉnh thoảngđi máy bay thăm ruộng để tá điền cùng với dân làng ra xem đầy đường và báo chí đăng hình trên báo.

Năm mười tám tuổi, sau khi từ Pháp trở về Việt Nam, Hắc công tử cưới một người vợ chánh là Ngô thị Mười, tự cô Mười Đen, con gái ông bá hộ Ngô Dân. Ông Hắc công tử ăn chơi nổi tiếng từ Nam ra Bắc và bồ bịch rất nhiều. Về sau ông và cô Mười Đen ly dị. Vào tuổi thất tuần, tài sản khổng lồ của ông công tử đã tiêu tan gần hết. Ông mất năm 1973 ở Sài Gòn và được đưa về an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Truớc khi ông Hắc công tử qua đời, một nguời cháu của bà Hắc công tử Ngô thị Mười có ghé thăm tại tư gia ở Sài Gòn và thấy trên đầu giường ông vẫn còn treo những tấm hình của người vợ chánh cô Mười Đen và con gái là cô hai Lưỡng đã qua đời, có lẽ vì hai người này là biểu tượng cho những ngày vui và huy hoàng nhất trong đời ông.

Trần thị Lưỡng (cô hai Lưỡng) là người con duy nhất của ông Hắc công tử và cô Mười Đen. Cô sanh năm 1919, là vợ của ông Nguyễn Duy Quang vốn là một cận thần của vua Bảo Đại. Đám cưới của cô rất lớn, pháo bông đầy trời rất đẹp dọc theo bờ sông Bạc Liêu và dân trong tỉnh đi coi như chợ Tết. Cô không phải là một người đẹp xuất sắc; nhưng rất có duyên và nói chuyện hay. Cô rất thân với vua Bảo Đại nên lời truyền rằng bà hoàng Hậu Nam Phương đã có lần nổi ghen, lấy súng đòi bắn cô Hai. Chuyện có thật là Cô hai Lưỡng rất thích cạnh tranh với bà hoàng hậu về nữ trang. Khi bà hoàng hậu có món nữ trang nào thì cô hai Lưỡng cũng về Bạc Liêu xin ông bá hộ Ngô Dân tiền để sắm một nữ trang giống như vậy. Sau này, chồng cô hai Lưỡng bị Việt Minh bắt, cô qua Pháp sống và tái giá với ông thị trưởng Pháp Paul Arondel thuộc một gia đình khá giàu có. Về sau, cô hai Lưỡng đi du lịch một vòng các nước Châu Á, khi trở về Pháp thì bị bệnh và qua đời năm 1963.


2- Gia đình bá hộ Ngô Dân:


- Ông bá hộ Ngô Dân là một trong những người giàu nhất thời xưa ở Bạc Liêu. Ông bá hộ là người cao lớn, đẹp trai, tánh tình ôn hậu, hay giúp đỡ người nghèo và làm việc thiện. Nhiều thương gia trong tỉnh Bạc Liêu buôn bán thất bại thường được ông bá hộ cho mượn tiền xây dựng lại cơ nghiệp. Ông đã xây con đường đi Vĩnh Châu nên con đường này xưa có tên là đường Ngô Dân. Ông cũng đã hiến hiến ra một số tiền lớn để xây lại hoàn toàn bệnh viện Bạc Liêu nên ngày xưa truớc cổng bệnh viện có một bia đá với tượng hình của ông ghi chép sự việc này. Khi ông bá hộ mất, đám ma linh đình một tháng cùng với đàn hát rộn rịp, cơm nước và tiệc bàn dọn ra cho dân trong tỉnh mỗi ngày đúng theo tục lệ chôn cất của một ông bá hộ.

- Ngô thị Mười (còn gọi là cô Mười Đen) là vợ chánh của ông Hắc công tử và cũng là con gái bá hộ Ngô Dân. Khi ông Hắc công tử đi xin cưới cô Mười Đen, ông bị ông bá hộ từ chối vì cho rằng ông công tử quá ăn chơi. Nhờ ông hội đồng Điều, anh của cô Mười, can thiệp nên cuối cùng cô Mười và ông Hắc công tử thành hôn. Về già bà Hắc công tử Ngô thị Mười theo con gái, cô hai Lưỡng, qua Pháp định cư. Sau khi cô hai Lưỡng qua đời, bà Hắc công tử tiếp tục sống bên Pháp. Lúc chết, bà được trang điểm và liệm trong một hòm kiếng. Theo ý nguyện của bà, quan tài được đưa về Bạc Liêu. Đám ma của bà thật linh đình. Người dân trong tỉnh thành đến xem quan tài, đưa đám ma rất đông và nhộn nhịp.

- Ông hội đồng Điều, tên tục Ngô Phong Điều, là một người tài tử ăn chơi nổi tiếng một thời với ông Hắc công tử và là người con trai được ông Bá hộ Ngô Dân cưng chiều nhất trong nhà. Ông bá hộ đặt cho ông cái tên Điều là vì ông sanh ra nằm trong một bọc điều. Đúng như truyền thuyết “sanh bọc điều,” ông hội đồng Ngô Phong Điều sống một cuộc đời rất phong lưu và sung sướng đến chết. Ông đặc biệt rất thích ăn đồ ngon, đã đi từ Nam ra Bắc và du lịch khắp thế giới để thưởng thức những món ngon vật lạ. Cậu ba Quế, con trai ông Hội đồng Điều xưa cũng nổi tiếng ăn chơi khắp vùng Bạc Liêu. Chuyện đồn rằng khi ông hội đồng Điều còn thiếu niên chưa có nhiều tiền để ăn chơi thỏa thích. Một hôm ông hội đồng Điều mướn một tên ăn trộm và lúc nửa đêm mở cửa cho tên trộm vào nhà ăn cắp vàng dùm ông. Dưới nhà ông bá hộ Ngô Dân có một hầm vàng bạc và châu báu rất lớn. Tên ăn trộm có rất nhiều kinh nghiệm nhưng khi vào được trong hầm bị chóa mắt và chỉ đi coi hết châu báu này đến châu báu khác. Khi gia nhân bị động thức dậy, tên trộm vội vàng chạy ra ngoài với một vài đồng tiền vàng và bị ông hội đồng Điều mắng chửi. Lúc về già, tên trộm hay kể lại câu chuyện này trong những quán cà phê cho dân trong tỉnh thành Bạc Liêu nghe.

- Ông hội đồng Ngô Tài Khị, lúc trẻ còn gọi là bang biện Khị, là con trai thứ của ông bá hộ Ngô Dân. Ông là người cần cù làm ăn, khác hẳn với sự ăn chơi phóng túng của ông anh hội đồng Điều. Ông có tất cả tám người con, ba gái là Huê, Tư, Năm và năm trai là Hậu, Sáu, Bảy, Bình, Phú…Các con ông đều học trường Pháp ở Đà Lạt hoặc đi du học bên Pháp. Khi ông chết năm 1963, đám ma một tuần rất lớn, người đi đưa đám và xe chở vòng hoa cườm dài trên một cây số. Con trưởng của hội đồng Khị là ông Ngô Hữu Hậu, sang Pháp học văn chương ở trường đại học nổi tiếng Sorbonne rồi về nước năm 1946 để dạy học và hay viết bài cho tờ báo Pháp Paris Match. Lúc già chết vì bị bệnh ung thư và được chôn trong phần mộ gia đình ở Bạc Liêu. Người con út của ông hội đồng Khị là dược sĩ Ngô Trung Phú tốt nghiệp ở Marseille bên Pháp rồi về nước mở tiệm thuốc tây ở Phú Nhuận, Sài Gòn. Khi ông Hắc công tử tổ chức thi hoa hậu ở Bạc Liêu, ba cô con gái của ông hội đồng Khị đều lần lượt trúng tuyển. Không biết ông Hắc công tử có thiên vị các cô cháu bên vợ hay không? Ông hội đồng Khị có một người con rể là kỹ sư Canh Nông Lâm Ngọc Chấn tốt nghiệp đại học Canh Nông Montpellier bên Pháp về, chồng bà Ngô Thị Huê. Lúc đầu ông Chấn phụ trách việc phát triển nông nghiệp ở Kampuchia cho Pháp, sau về quản trị chương trình canh nông vùng Ba Xuyên và rồi được bổ nhiệm chức vụ giám đốc Canh Nông dưới thời Ngô Đình Diệm. Con trai ông Chấn, nha sĩ Lâm Ngọc Châu, là người đứng đầu Quân Nha dưới thời chính phủ Việt Nam cộng hòa và từng dạy ở trường Nha Khoa Sài Gòn. Con trai ut cua ong Chan la Lam Ngoc Giao dinh cu o San Jose, California.

- Ông công tử Ngô Song Há là con trai út của ông bá hộ Ngô Dân và chỉ nổi tiếng vùng Bạc Liêu, Vĩnh Châu. Ông này có một người em gái sanh đôi tên Ngô Song Hảo. Ông công tử Há hay phá phách làng xóm nhưng khi về nhà ong rất sợ những bà chị vừa khó vừa nghiêm trang, nhất là bà Ngô thị Kỹ, vợ của ông Lâm Tài Ngươn, chú của hai ông tướng Lâm Quang Thi và Lâm Quang Thơ


3- Gia đình Cao Triều

Bắt đầu từ đốc phủ Cao Minh Thạnh và vợ Tào Thị Xứt. Ông đốc phủ có sáu người con trai là Chấn, Chánh, Trực, Trung, Phát, Hưng. Trong gia đình có những người nổi tiếng như sau: - Cao Triều Phát đi du học bên Pháp rồi về nước theo Việt Minh chống Pháp. Sau tập kết ra Bắc và chết ở Hà Nội năm 1956. Con trai là dược sĩ Cao Triều Liêm định cư ở Pháp. - Kỹ sư cơ khí Cao Triều Huy, con trai của Cao Triều Chấn, học bên Pháp về nước làm giám đốc Hỏa Xa Việt Nam một thời và là con rể ông hội đồng Khị, chồng bà Agnes Ngô Thị Năm. Ông kỹ sư Huy bị đứt gân máu chết khi còn trẻ. Con trai ông là Cao Triều Phong hiện cư ngụ bên Pháp và cũng là người trưởng tộc của dòng họ Cao Triều. - Bác sĩ Cao Triều Lợi, con trai của Cao Triều Chánh, là chồng của Trần Kim Liên, con gái duy nhất của cậu hai Đinh. Cậu hai Đinh la con trai trưởng của ông hội đồng Trạch và củng là anh cả của ông Hắc công tử


4- Gia đình Chung Bá

Gia đình họ Chung có Chung Bá Vạn và Chung Bá Khánh và là hai đại điền chủ được nhiều người biết tiếng. Chung Bá Vạn còn là chủ của một rạp hát cải lương lớn nhất ở Bạc Liêu, Chung Bá Khánh có hai người con gái: - Chung Thị Tố Anh gả cho dược sĩ Ngô Trung Phú, con trai út của ông hội đồng Khị. - Chung Thị Tố Lan là vợ Cao Triều Thế thuộc gia đình Cao Triều hiện cư ngụ tại California.


5- Gia đình hội đồng Lân


Gia đình hội đồng Lân có ông Trần Quới Thiên và Trần Quới Thân, chủ của Đông Phương Ngân Hàng ngày xưa ở Việt Nam. Trần Quới Thiên còn là chủ một hãng xây cất lớn ở Sài Gòn. Ông hội đồng Lân cất một thánh thất Cao Đài khá lớn gần cầu quay Bạc Liêu.


6- Gia đình Châu Quai, Châu Hà


Gia đình Châu Quai, Châu Hà là chủ của “Tô Muối” nằm bên bờ sông Bạc Liêu. Lúc đầu hai anh em họ Châu làm rất nhiều ruộng muối nhưng thất bại phải mượn tiền ông bá hộ Ngô Dân để làm lại từ đầu. Sau hai ông tự chế ra những dụng cụ để đo độ mặn nước biển rất chính xác cũng như biết đuợc cách xác định giòng nước biển nào có thể cho thu hoạch muối cao nên thành công và trở thành một gia đình rất giàu có. Sau khi thành công, hai ông dùng một chiếc ghe chài lớn chở đầy bạc để trả lại số tiền vay mượn cho ông bá hộ Ngô Dân. Ngày xưa hay có câu “tiêu Hà Tiên, muối Bạc Liêu.” Một số lớn muối Bạc Liêu do nhà họ Châu sản xuất ra khắp nơi. Con gái Châu Hà là Châu Thị Huê gả cho Ngô Trung Bình, con trai thứ của ông hội đồng Khị.


Như kể trên, có lẽ vì vấn đề môn đăng hộ đối, năm gia đình của ông bá hộ Ngô Dân, Cao Triều, Chung Bá, Châu Quai - Châu Hà và hội đồng Trạch đều liên hệ xui gia với nhau. Con gái của ông bá hộ Ngô Dân, cô Mười Đen, là vợ của ông Hắc công tử Trần Trinh Huy, cho nên ông hội đồng Điều và ông Hắc công tử có liên hệ anh rể và em vợ, nhưng mối liên hệ này ít có người biết.

Ngôi nhà lớn của ông Hắc công tử nay được sửa đổi thành khách sạn. Tòa nhà lầu của ông Hội đồng Điều trên đường đi Trà Kha, nơi của những buổi tiệc tùng suốt đêm và ăn chơi thỏa thích, nay được chính phủ trưng dụng làm một tòa hành chánh. Những ngôi mộ đá hoa cương rất đẹp của các ông bá hộ ngày xưa giờ thật hoang vu, không người dọn dẹp và cúng kiến. Vật đổi sao dời, vàng bạc châu báo của các ông bá hộ và công tử nay không còn. Tài sản bị phung phí qua nhiều năm đã trôi theo giòng nước và ruộng đất cò bay thẳng cánh giờ cũng mất hết.


Lien Ket • Bai viet ve Cac Gia Dinh Cong Tu Bac Lieu cua Ngô Cẩm Tú, chau noi cua ong hội đồng Ngô Tài Khị. Ong Ngô Tài Khị la anh vo cua ong Hắc công tử Trần Trinh Huy