Jump to content

User:NGỌC LINH ĐÀM

From Wikipedia, the free encyclopedia

Đề Xuất Nghiên Cứu

Người nghiên cứu Người hướng dẫn

Mr. Ngoc Linh Dam Assoc. Prof. Dr. Supachai Singyabuth Ph.D. Research and Creation Assist. Prof. Dr. Peera Phanlukthao Mahasarakham University Thailand

………………………………………………………………………………………… Đề tài luận văn: Họa tiết tứ linh Việt Nam: Tái phát minh và ứng dụng các họa tiết thuần Việt phục vụ sự phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện tại.


Nội dung: 1. Đề tài nghiên cứu 2. Vấn đề nghiên cứu (Research Problem) 3. Mục tiêu nghiên cứu (Research Objectives) 4. Câu hỏi nghiên cứu (Research Questions) 5. Phương pháp nghiên cứu (Research Methodology) 6. Định nghĩa của thuật ngữ nghiên cứu (Definition of Terms of Reseach) 7. Mục tiêu nghiên cứu (Scope of Research) 8. Ý tưởng Nghiên cứu (Concept of Research) 9. Đánh giá tài liệu/ văn bản nghiên cứu (Literature Review) 10. Lợi ích của nghiên cứu (Benefit of Research) 11. Bản thảo của cấu trúc nghiên cứu (Draft of research structure)



NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI – RESEARCH TOPIC 1. Đối tượng nghiên cứu (Research Text) Đề tài nghiên cứu về các biểu tượng trong văn hóa việt nam từ xưa đến nay. Và tập trung tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu vào biểu tượng Tứ linh và sức ảnh hưởng cũng như tình ứng dụng của nó trong đời sống người Việt. Các giá trị của nó mang lại về mặt nghệ thuật, văn hóa, kinh tế… và những định hướng sử dụng, những sang tạo mới trên nguồn tư liệu đã có. Giới thiệu đề tài nghiên cứu (Introduce research topic) Tứ linh (Long - Lân – Quy – Phụng) là những biểu tượng gần gũi trong đời sống của người Việt Nam. Có giá trị về lịch sử cũng như giá trị về nghệ thuật. Có giá trị về cả vật chất lẫn tinh thần. Từ xa xưa tứ linh đã hình thành, đi vào những câu chuyện kể, sự tích, truyền thuyết, ca dao. Từ sự tích “con rồng cháu tiên” đến “rùa thần dâng nỏ thần” đến “Câu chuyện về hồ hoàn kiếm”…những con vật này dường như khắc sâu vào các thế hệ người việt từ đời này qua đời khác và không ngừng thay đổi để phù hợp cùng với sự phát triển của thời gian. Các giá trị vật chất còn lưu lại và được gìn giữ. Các công trình thể hiện rõ nhất về Tứ linh chủ yếu là các đền chùa, các nơi thờ cúng linh thiêng, các công trình của vua quan ngày xưa như cung đình, nhà ở, các đồ dùng sinh hoạt. Tứ linh có nguồn gốc từ văn hóa trung quốc Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ. Chúng được người xưa tạo ra từ bốn chòm sao cùng tên ở bốn phương trời. Nó tồn tại trong văn hóa của nhiều nước ở Đông Nam Á. Tùy vào từng quốc gia, từng nền văn hóa mà biểu tượng tứ linh có những nét tạo hình riêng. Chúng được người xưa tạo ra từ bốn chòm sao cùng tên ở bốn phương trời. Chúng mang bên mình bốn nguyên tố tạo thành trời đất theo quan niệm của người xưa (lửa, nước, đất và gió). Và các yếu tố này nó tác động vào những việc quan trọng trong các triều đại như chọn đất đóng đô, dựng nhà, xây dựng sự nghiệp, định hướng tương lai. Tứ linh và tứ quý (tùng, trúc, cúc, mai) có mặt phổ biến trong hội họa, điêu khắc dân gian, thể hiện rõ nhất ở các đình chùa và thường đi chung với đề tài hoa lá, mây nước...

1.1 Ý tưởng thứ nhất (Concept 1) - Nghiên cứu về tạo hình của biểu tượng tứ linh, phân tích sự khác biệt từ lúc du nhập vào Việt nam so với các nên văn hóa khác và sự thay đổi của nó qua các thời kì phát triển, biến đổi của lịch sự xã hội Việt nam. 1.2 Ý tưởng thứ 2 (Concept 2) - Nghiên cứu về ý nghĩa đằng sau các biểu tượng Tứ Linh, sự biến đổi của tính biểu tượng. 1.3 Hoàn cảnh Xã hội (Social Context) - Xã hội Việt nam không ngừng biến đổi qua các thời kì, mỗi thời kì đều mang một sắc thái riêng, mang những đặc điểm riêng chủ yếu dựa trên sự kế thừa và phát triển đổi mới. Trải qua cả ngàn năm Bắc thuộc dưới sự trị vì của Trung quốc, văn hóa Việt nam bị ảnh hưởng một cách rõ rệt nhưng lại không bị đồng hóa. Văn hóa Trung quốc du nhập vào Việt Nam được người Việt ghi nhận, dần dần Việt hóa thành những nét văn hóa của riêng mình về mọi mặt ở đời sống vật chất lẫn tâm linh. Tứ linh Việt nam cũng không nằm ngoài quá trình Việt hóa này. - Người dân Việt nam đề cao ý nghĩa của tứ linh, đây là những linh vật cao quý, những con vật linh thiêng và luôn nằm ở những nơi tôn kính hoặc trang trí cho những đồ dùng có giá trị, tạo ra sự sang trọng. Ngày xưa, khi xã hội Việt còn phân hóa gay gắt về giai cấp. Tứ linh chỉ được dùng cho những người cao quý và trong tầng lớp đó cũng phân ra tầng lớp cao hơn, thấp hơn và có quy định nghiêm ngặt. Ví dụ: Các họa tiết trên áo nhà vua sẽ khác với áo các quan lại, các quan sẽ khác với các tầng lớp thấp hơn. Xã hội phân hóa như vậy nên các hình ảnh tứ linh cũng được sự dụng và phân hóa thành nhiều biến thế khác nha nhưng luôn mang những đặc điểm riêng theo từng thời kì, và để người ta nhận ra ngay. Ở trong dân gian Việt Nam còn hình thành một hình tượng là con Nghê. Con Nghê là một hình tượng, biểu tượng đi lên từ con chó đá. Nó được nâng tầm để ngang hàng với tứ linh và như một hình tượng của con Lân trong tứ linh. Ngày nay, người ta vẫn tiếp nối sử dụng tứ linh ở những nơi linh thiêng và có sự mở rộng mạnh mẽ việc sử dụng họa tiết của tứ linh trong đời sống. Tứ linh được sử dụng theo ý thích của người dùng, không gò bó. Nó được áp dụng vào làm trang phục, sử dụng phục vụ cho các thiết kế và không còn ràng buộc nhiều về các quy định. Tứ linh mang một giá trị tâm linh lớn đối với người Việt. Họa tiết tứ linh mang các giá trị về lịch sử, nghệ thuật và cần được giữ gìn. Việc ứng dụng các họa tiết vào các sản phẩm, các làng nghề không những mang lại vốn văn hóa quý cho thế hệ sau mà còn mang lại các giá trị về kinh tế. Tứ linh Việt Nam cũng như một biểu tưởng lớn của các nền văn hóa của các quốc gia khác, xứng đáng sánh cũng những họa tiết của bạn bè thế giới. 2. Vấn đề nghiên cứu (Research Problem) 2.1 Vấn đề nghiên cứu thứ 1 (Research problem 1) - Sự biến đổi về hình thức hoa văn tứ linh từ khi gia nhập từ trung quốc cho đến hiện nay. Mặc dù gia nhập từ Trung Quốc nhưng những hoa văn, họa tiết tứ linh Việt nam mang nhiều đặc điểm khác. Cách tạo hình thể hiện nét riêng của người Việt - Trải qua các thời kì, các họa tiết, hoa văn tứ linh có sự kế thừa và biến đổi. Cũng trong từng giai đoạn đó sự tạo hình của các họa tiết tứ linh cũng có những quy định riêng. 2.2 Vấn đề nghiên cứu thứ 2 (Research problem 2) Nghiên cứu về ý nghĩa của những biểu tượng và sự tác động của nói đến văn hóa xã hội. 2.3 Vấn đề nghiên cứu thứ 3 (Research problem 3) Ứng dụng các họa tiết, tạo mới họa tiết để đưa vào các sản phẩm hiện đại. Các sản phẩm mang tính sáng tạo, có giá trị kinh tế. 2.4 Vấn đề nghiên cứu thứ 4 (Research problem 4) Khôi phục và phát triển các công trình kiến trúc, địa điểm tâm linh, các làng nghề tạo tác. Phát triển du lịch và du lịch tâm linh 2.5 Vấn đề nghiên cứu thứ 5 (Research problem 5) Tạo ra họa tiết tứ linh mới với sự kế thừ họa tiết tứ linh Việt nam.

3. Mục tiêu nghiên cứu. - Thể hiện trọn vẹn Ý nghĩa tứ linh Việt nam và quá trình biến đổi của nó từ nguồn gốc ban đầu. - Tạo ra những sản phẩm đồ họa với việc ứng dụng họa tiết tứ linh. - Tạo ra một bộ họa tiết mới về Tứ linh dựa trên sự kế thừa từ họa tiết tứ linh Việt nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu + Vì sao lại xuất hiện tứ linh? + Nguồn gốc của tứ linh Việt nam? + Tạo hình của tứ linh nó như thế nào? + Ý nghĩa của tứ linh (Ở hình thức, hình tượng và phần văn hóa, tâm linh). + Mối liên hệ giữa tứ linh và các nét truyền thống của người Việt. Sự kiện nào có sự xuất hiện của tứ linh. + Quá trình Việt hóa và các giai đoạn phát triển, Sự thay đổi qua quá trình phát triển. Từ lúc gia nhập từ trung quốc nó có thay đổi như thế nào. + Sự phân biệt các tầng lớp, giai cấp xã hội thông qua biểu tượng tứ linh. Sự phát triển về sau này có còn rõ ràng việc phân chia giai cấp khi sử dụng các họa tiết đó nữa không. + So Sánh sự khác biệt với tứ linh của các nền Văn hóa khác. + Ứng dụng hoa văn vào các sản phẩm thiết kế tại thời điểm hiện tại có tác động như thế nào với xã hội, có ý nghĩa như thế nào với văn hóa. + Có thể phát triển thành một hệ thống hoa văn tứ linh của riêng bản thân hay không (bản quyền). + Mục tiêu phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội đối với việc sử dụng các họa tiết, biểu tượng tứ linh. 5. Phương pháp nghiên cứu (Research Methodology) Phương pháp nghiên cứu định tính, để giải thích các vấn đề dưới: Qualitative Research Methodology, to explain included as below: 5.1 Nghiên cứu dân số (Research Population) - Đa số người dân Việt nam đều biết về tứ linh hoặc đã từng nghe tên các con vât trong bộ tứ linh. Chính vì vậy tứ linh có một vị trí rất quan trọng trong đời sống văn hóa của con người Việt Nam. 5.2 Lĩnh vực nghiên cứu (Field of Research) Nghiên cứu về cách ứng dụng của đối tượng với ngành thiết kế Đồ Họa. 5.3 Thu thập dữ liệu (Data Collection) 5.3.1 Thu thập dữ liệu từ làm việc thực tế (Field work data collection) + Phỏng vấn (interview) Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng người dân ở xung quanh các công trình kiến trúc cổ, các địa điểm du lịch, các làng nghề có sử dụng họa tiết tứ linh. Phỏng vấn ngẫu nhiên một số ý kiến của người dân Việt nam bất kì. Phỏng vấn lấy ý kiến từ các chuyên gia lịch sử, nhưng người hiểu biết về đề tài hoặc những người có tuổi tác, uy tín trong vùng sử dụng nhiều họa tiết tứ linh (Huế, Hội An…) + Quan sát (Observation) Quan sát, ghi chép lại, sao bản lại những họa tiết tứ linh tại các công trình kiến trúc, đền chùa, các sản phẩm trong đời sống để biết được cách kết hợp sử dụng với các họa tiết, biểu tượng khác hay các quy định sử dụng nó ở các thời kì như thế nào. 5.3.2 Thu thập dữ liệu từ tài liệu (Documentary data collection) - Thông qua dữ liệu từ thư viện sách và thư viện điện tử - Through data from book libraries and electronic libraries - Thông qua những sách báo, bài viết cảu các nhà nghiên cứu khác.

5.3.3 Công cụ hoặc thiết bị để thu thập dữ liệu (Tool or Equipment for data collection) - Sử dụng máy tính để tìm hiểu các thông tin từ mạng xã hội, các nguồn thông tin từ các trang web, tư liệu điện tử. - Đi thực tế chụp ảnh tại các công trình kiến trúcm đình chùa, bảo tàng, các làng nghề… - Trực tiếp tham gia vào các công trình liên quan cũng những người khác. 5.4 Tổng hợp dữ liệu (Data synthesis) Người việt rất coi trọng tứ linh và các họa tiết tứ linh Mức độ phổ biến - Tứ linh xuất hiện ở cả trong văn hóa tinh thần, tâm linh cũng như văn hóa vật thể của người Việt. Gần như vào tất cả các đối tượng. Từ thời đại này qua thời đại khác. - Chúng xuất hiện từ trong những câu truyện kể, gắn với các truyền thuyết, các sự tích xưa và đi vào thực tế bằng việc thể hiện trên các công trình kiến trúc, trang phục, vật dụng sử dụng của người dân, hay đi vào các tác văn học, nghệ thuật, tranh vẽ, các sản phẩm thiết kế… ứng dụng trong phong thủy - Trừ linh vật Rùa các linh vật khác đều không có thật nhưng được người Việt xây dựng và thể hiện một cách rõ ràng. So sánh với các nền văn hóa khác -Tứ linh ở Việt Nam có sự khác biệt với các nền văn hóa khác về tạo hình cũng như về ý nghĩa phía sau nó. Mang nhiều tầng lớp giá trị Giá trị nghệ thuật: - Các họa tiết tứ linh có giá trị rất lớn và mang phong thái rất riêng của người Việt. - Từ nguồn gốc ban đầu (Trung Hoa) người Việt đã việt hóa phong cách tạo hình cho đến phần linh hồn của các linh vật để gần gũi với người Việt hơn. Thể hiện được bản tính của nhân dân Việt. - Họa tiết tứ linh kết hợp với Tứ quí đi vào các sản phẩm, vật dụng gần gũi với nhân dân và cả các công trình kiến trúc, điêu khắc ở đền chùa, cung đình, trên các trang phục, cũng như tạo cảm hứng cho những người nghệ sĩ tạo ra các sản phẩm riêng của mình.


Hình ảnh tứ linh tại các địa điểm tôn kính Giá trị lịch sử: - Tồn tại theo các triều đại, tứ linh cũng có sự thay đổi và mang dấu ấn riêng của từng thời kì.

- Lưu giữ văn hóa lịch sử của người Việt theo thời gian

Giá trị truyền thống, văn hóa: - Các linh vật xuất hiện từ xa xưa đi dần, thấm nhuần vào văn hóa người Việt. Tạo ra nét văn hóa riêng và chuyển đổi từ trí tưởng tượng thành các sản phẩm thật trong đời sống. Thể hiện các khát vọng thái bình của tầng lớp trên hay của nhân dân. + Các công trình kiến trúc: kinh đô, chùa chiền, đình miếu. Các vật dụng, trang sức : Đồ gốm, áo quần, vải vóc… thay đổi qua nhiều thời kì lịch sử nhưng không bao giờ bị xóa nhòa. + Nhiều công trình được nâng tầm lên thành các di sản văn hóa trong nước và thế giới.

“Đại Nội Huế hay còn gọi là Kinh thành Huế là một trong những Di tích lịch sử được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế Giới thuộc cụm quần thể Di tích Cố Đô Huế”. 

+ Tứ linh còn đi vào các truyền thuyết, điệu múa. (Múa lân (Lion dance))


- Múa lân (Lion dance) Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 14 và 15. Lion dance (in the North often called lion dance) is usually held before Mid-Autumn Festival, but the busiest is two nights 14 and 15.

Múa lân trước năm 1975 (Lion dance before 1975)

Múa lân hiện nay (Lion dance to day) Giá trị về kinh tế, phát triển du lịch + Những công trình kiến trúc, những tác phẩm điêu khắc mang âm hưởng tứ linh tại các địa phương thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước hằng năm về thăm. + Những món đồ tạo hình Tứ linh rất đa dạng về chất liệu cũng như kiểu giáng thu hút được nhiều khách hàng. Mang lại giá trị kinh tế. Ứng dụng phổ biến cả trên các sản phẩm hiện đại. + Là những linh vật mang giá trị tâm linh cao. Thu hút khách du lịch theo kiểu du lịch tâm linh, du lịch làng nghề. + Sự thu hút du lịch, thu hút các nhà nghiên cứu, tạo cảm hứng cho các nghệ sĩ thể hiện dần dần đưa hình ảnh tứ linh ra tầm thế giới.

5.4.1 Toàn tập nghiên cứu (Full paper of research) - Phân tích qua mô tả (Descriptive analysis) a. Nghiên cứu biểu tượng và ý nghĩa của biểu tượng tứ linh Trong văn hóa đông phương tứ linh : Long, Ly, Quy, Phụng là 4 con thú được dân gian thiêng hóa thành những vị thần trấn giữ bảo trợ cho loài

người ở Tứ chính phương : Đông – Tây –  Nam –  Bắc. Nhiều người cho

rằng chúng được người xưa tạo ra từ tên của bốn chòm sao ở 4 phương trời

: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước.
  • Long – Đứng đầu tứ Linh

Là biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng. Rồng có chín đặc điểm quan trọng sau: + Thân Rắn, Vảy cá Chép (81 vảy dương và 36 vảy âm), Đầu lạc đà, Sừng Hươu, mắt Tôm hùm, Gan bàn chân của Hổ, Vuốt Chim Ưng, Mũi, bờm, đuôi Sư Tử. + Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng Thiên Tử. + Dân tộc Việt Nam có truyền thuyết về con Rồng từ rất sớm bởi nó gắn liền với mây, mưa, với việc trồng lúa nước, với sự tích "Con Rồng Cháu Tiên"... Hình ảnh con rồng đã dần dần ǎn sâu vào tâm thức của người Việt.

  • Lân/Kỳ Lân

Đại diện cho sự nhân từ +Lân (hay gọi kỳ lân vì lân là tên con cái, con đực gọi là kỳ) có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. + Lân theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tượng trưng cho sự thái bình, yên ổn. Lân cũng tượng trưng cho lộc phúc, may mắn, thịnh vượng. + Chúng có dung mạo kỳ dị, là hình tượng nghệ thuật được thêu dệt từ trí tưởng tượng của người xưa nhưng đồng thời ẩn chứa trong đó một sức mạnh tâm linh to lớn. + Lân thường được với tư cách đội tòa sen làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp. Nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. + Thể hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương. + Con nghê nâng tầm Lân/Kỳ Lân: Trong dân gian Việt Nam còn có một con vật nâng lên ngang tầm với Tứ Linh là con Nghê. Nó có nguồn gốc từ dân gian người Việt, phát triển từ con chó đá canh giữ trước miếu, đình làng ngày xưa và được linh hóa để đưa lên các vị trí cao hơn ở nhưng nơi tôn kính.

  • Quy/Rùa

Sinh vật trường tồn. + Được coi là một con vật thanh cao, thoát tục. Trên bàn thờ ở các đền chùa, miếu mạo, chúng ta thường thấy rùa đội hạc, rùa đi với hạc trong bộ đỉnh thơm ngát và thanh tịnh. + Quy đã xuất hiện trong truyện cổ tích từ thời An Dương Vương. + Là linh vật tốt lành mang ý nghĩa trường thọ, có khả năng chiêu tài hóa sát, trấn trạch, rất lợi về tài lộc, bền vững và thịnh vượng lâu dài. + Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng tỏ rùa là loài vật chuyển tải thông tin và văn hóa. + Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo. + Trong một số ngôi chùa thời Lý - Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá, làm bệ đội bia. Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mõm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai.

  • Phụng/Phượng Hoàng

Linh vật bất tử + Phụng Hoàng là tên một loài. Phụng là tên con trống, Hoàng (Loan) là tên con mái. + Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công... + Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. + Nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phụng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. + Phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phụng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà. + Vòng đời của chúng không bao giờ kết thúc. Khi bị thương nặng hoặc cảm thấy mình quá già yếu (không dưới 500 tuổi), phượng hoàng sẽ tự xây một cái tổ bằng lông của mình, rồi tự thiêu bằng chính nguồn nhiệt của bản thân. + Từ trong đám tro tàn, nó sẽ tái sinh dưới hình dạng một chú chim non. Với khả năng tái sinh này mà Phụng là biểu tượng của cả sự sống và cái chết. + Vì thiêng liêng cao quý nên loài chim này thường sống trên những ngọn núi cao, xa xôi mà con người không thể vươn tới. Nếu có ai đó muốn tìm được chúng để mưu cấu sức mạnh hoặc sự bất tử sẽ phải vượt qua những thử thách chết người.

b. Nghiên cứu tính ứng dụng của các họa tiết trong việc phát triển kinh tế xã hội: + Các họa tiết có giá trị cao về mặt thẩm mỹ cũng như về mặt tâm linh. - Ngày xưa các họa tiết tứ linh được sử dụng phụ thuộc vào các nhà cầm quyền cai trị của các chế độ cũ (phong kiến), những nơi tôn kính, vật dụng quý giá, trang phục phục vụ vua chúa, quan lại mới có các họa tiết này nên mức độ sử dụng bị giới hạn. - Ngày nay việc sử dụng họa tiết tứ linh đã phổ biến, rộng rãi hơn. Việc sử dụng họa các họa tiết không còn phân luồng giai cấp nữa. + Việc nghiên cứu ứng dụng các họa tiết này vào các sản phẩm thị trường, làng nghề hay địa điểm dụ lịch đều mang ý nghĩa lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt nam. + Đưa hình ảnh tứ linh vào trong các lễ hội trong nước và quốc tế nhằm mục đích nâng cao mức độ phổ biến của tứ linh người Việt. c. Nghiên cứu phương án thể hiện, sang tạo ra bộ họa tiết tứ linh mới. + Bộ thiết kế mới mang phong cách cá nhân dựa trên sự kế thừa các đặc điểm của bộ họa tiết tứ linh thuần Việt. 5.4.2 Bài báo nghiên cứu (Research article) - Bài báo nghiên cứu quốc tế (International research article) - Dự kiến có 1 bài báo nghiên cứu quốc tế (An international research paper is expected) 6. Định nghĩa của thuật ngữ nghiên cứu (Definition of Term of Research) 6.1 Diễn đạt về đối tượng nghiên cứu (Wording about research text) - Tứ linh Việt Nam (The four sacred creatures/The four holi beasts of Viet Nam) - Họa tiết tứ linh (Decorative patterns of the four sacred creature) - Long, rồng (Dragon) - Lân, Kỳ Lân, Ly (Unicorn / Qilin - Quy, rùa (Turtle) - Phụng, Phượng hoàng, Loan (Phoenix) - Tứ quý: tùng, trúc, cúc mai (the four seasons’ flowers: pine, bamboo, chrysanthemum, and apricot)

  • Long – Đứng đầu tứ linh

Là biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng. Rồng có chín đặc điểm quan trọng sau: + Thân Rắn, Vảy cá Chép (81 vảy dương và 36 vảy âm), Đầu lạc đà, Sừng Hươu, mắt Tôm hùm, Gan bàn chân của Hổ, Vuốt Chim Ưng, Mũi, bờm, đuôi Sư Tử.

+ Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng Thiên Tử. + Dân tộc Việt Nam có truyền thuyết về con Rồng từ rất sớm bởi nó gắn liền với mây, mưa, với việc trồng lúa nước, với sự tích "Con Rồng Cháu Tiên"...

Hình ảnh con rồng đã dần dần ǎn sâu vào tâm thức của người Việt.

  • Lân/Kỳ Lân

Đại diện cho sự nhân từ +Lân (hay gọi kỳ lân vì lân là tên con cái, con đực gọi là kỳ) có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. + Lân theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tượng trưng cho sự thái bình, yên ổn. Lân cũng tượng trưng cho lộc phúc, may mắn, thịnh vượng. + Chúng có dung mạo kỳ dị, là hình tượng nghệ thuật được thêu dệt từ trí tưởng tượng của người xưa nhưng đồng thời ẩn chứa trong đó một sức mạnh tâm linh to lớn. + Lân thường được với tư cách đội tòa sen làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp. Nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. + Thể hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương. + Con nghê nâng tầm Lân/Kỳ Lân: Trong dân gian Việt Nam còn có một con vật nâng lên ngang tầm với Tứ Linh là con Nghê. Nó có nguồn gốc từ dân gian người Việt, phát triển từ con chó đá canh giữ trước miếu, đình làng ngày xưa và được linh hóa để đưa lên các vị trí cao hơn ở nhưng nơi tôn kính.

  • Quy/Rùa

Sinh vật trường tồn. + Được coi là một con vật thanh cao, thoát tục. Trên bàn thờ ở các đền chùa, miếu mạo, chúng ta thường thấy rùa đội hạc, rùa đi với hạc trong bộ đỉnh thơm ngát và thanh tịnh.

+ Quy đã xuất hiện trong truyện cổ tích từ thời An Dương Vương. + Là linh vật tốt lành mang ý nghĩa trường thọ, có khả năng chiêu tài hóa sát, trấn trạch, rất lợi về tài lộc, bền vững và thịnh vượng lâu dài. + Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng tỏ rùa là loài vật chuyển tải thông tin và văn hóa. + Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo. + Trong một số ngôi chùa thời Lý - Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá, làm bệ đội bia. Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mõm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai.

  • Phụng/Phượng Hoàng

Linh vật bất tử + Phụng hoàng là tên một loài. Phụng là tên con trống, Hoàng (Loan) là tên con mái. + Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công... + Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. + Nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phụng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. + Phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phụng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà.

+ Vòng đời của chúng không bao giờ kết thúc. Khi bị thương nặng hoặc cảm thấy mình quá già yếu (không dưới 500 tuổi), phượng hoàng sẽ tự xây một cái tổ bằng lông của mình, rồi tự thiêu bằng chính nguồn nhiệt của bản thân. + Từ trong đám tro tàn, nó sẽ tái sinh dưới hình dạng một chú chim non. Với khả năng tái sinh này mà Phụng là biểu tượng của cả sự sống và cái chết. + Vì thiêng liêng cao quý nên loài chim này thường sống trên những ngọn núi cao, xa xôi mà con người không thể vươn tới. + Nếu có ai đó muốn tìm được chúng để mưu cấu sức mạnh hoặc sự bất tử sẽ phải vượt qua những thử thách chết người. 6.2 Diễn đạt về vấn đề học tập (Wording about academic issue) 6.3 Diễn đạt về concept (Wording about concept) 6.4 Diễn đạt những vấn đề quan trọng khác (Another important wording) 7. Mục tiêu nghiên cứu 7.1 Địa điểm nghiên cứu - Việt Nam. Cụ thể là Huế, Hội An, Hà Nội. 7.2 Cấu trúc xã hội của nghiên cứu - Bao gồm tất cả các tầng lớp xã hội. Các độ tuổi từ độ tuổi thiếu nhi. 7.3 Giai đoạn thời gian của nghiên cứu Nghiên cứu lễ hội: - Nghiên cứu các lễ hội truyền thống, hoặc các lễ hội về văn hóa có sử dụng các họa tiết, hình ảnh tứ linh. - Tết trung thu bắt đầu từ 10/8 âm lịch đến ngày 15/8 âm lịch. Thời gian nghiên

cứu từ ngày 1/8 âm lịch đến hết ngày 15/8 âm lịch. Sẽ diễn ra múa lân.

Nghiên cứu trực tiếp: + Giai đoạn từ 1/3 dương lịch đến 30/9 dương lịch. Khoảng thời gian này thời tiết ổn định và hay có các sự kiện. 8. Ý tưởng của nghiên cứu 8.1 Ý tưởng và tranh luận về vấn đề nghiên cứu này - Ý tưởng 1: Tổng hợp tất cả các họa tiết tứ linh Việt Nam qua các thời kì và tổ chức vẽ lại. Ứng dụng cho thiết kế. - Ý tưởng 2: Phân tích nét khác biệt với các nền văn họa khác. Tổ chức một buổi trưng bày. - Ý tưởng 3: Thiết kế tạo mới các họa tiết tứ linh và những họa tiết đi kèm để tạo thành một bộ mới. Tranh luận, thảo luận về ý nghĩa của tứ linh và tập hợp lại như một quyển cẩm nang của dân tộc. 8.2 Khung khái niệm nghiên cứu 9. Đánh giá tài liệu, văn chương 9.1 Đánh giá tài liệu về đề tài nghiên cứu (Text) 9.2 Đánh giá về tài liệu concept nghiên cứu 9.3 Đánh giá tài liệu về mẫu nghiên cứu 10. Lợi ích của nghiên cứu 10.1 Lợi ích của vòng tuần hoàn học tập - Hiểu sâu hơn về nguồn gốc văn hóa từ xưa, cụ thể ở đây là họa tiết tứ linh. Nắm rõ những đặc điểm chi tiết và trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này. 10.2 Lợi ích cho xã hội và cộng đồng ở nơi nghiên cứu - Việc nghiên cứu các họa tiết đưa lại cho cộng đồng nhiều lợi ích. Tăng khả năng áp dụng vào các sản phẩm ở nhiều mặt như thiết kế phẳng, media, hoạt hình, tạo dáng công nghiệp, kiến trúc, điêu khắc… - Lưu giữ lại một vốn quý về họa tiết dân tộc để đời sau thụ hưởng, kế thừa và phát huy. 10.3 Lợi ích trong việc thiết lập chính sách quốc gia hoặc chính quyền địa phương. - Tạo ra hệ thống tư liệu rõ ràng cho địa phương cũng như quốc gia về mặt ý nghĩa cũng như phần tạo hình, biểu tượng của tứ linh. - Với quốc tế bạn đem lại cách nhìn sâu hơn về tứ linh của người Việt. - Mang lại các giá trị về kinh tế, xã hội; có thể phát triển các chính sách về du lịch tâm linh, du lịch làng nghề truyền thống… 11. Bản thảo của cấu trúc nghiên cứu Chương I. Phần giới thiệu Chương II. Nguồn gốc và tên gọi của tứ linh Chương III. Các đặc điểm các linh thú của bộ tứ linh Chương IV. Quá trình du nhập, việt hóa và thay đổi qua từng thời kì Chương V. Sức ảnh hưởng của biểu tượng tứ linh trong xã hội Việt Nam Chương VI. Quá khứ và những quy tắc sử dụng họa tiết tứ linh Chương VII. Việc sử dụng các họa tiết tứ linh trong thời điểm hiện tại Chương VII. Xu hướng áp dụng các họa tiết tứ linh trong thế giới hiện nay Chương IX. Định hướng phát triển kinh tế, xã hội Chương X. Kết luận