File:Logo huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.svg
Original file (SVG file, nominally 447 × 447 pixels, file size: 50 KB)
This is a file from the Wikimedia Commons. Information from its description page there is shown below. Commons is a freely licensed media file repository. You can help. |
Summary
DescriptionLogo huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.svg |
Tiếng Việt: Đây là biểu trưng chính thức của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ý nghĩa biểu trưng: Với tiềm năng, lợi thế, cùng với các điều kiện Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, huyện Kỳ Anh hội tụ đủ điều kiện để phát triển trở thành một huyện tiên phong về công nghệ, kinh tế, dịch vụ, du lịch văn minh, hiện đại. Cấu trúc biểu trưng chuyển động theo thể thống nhất, bố cục là hình tròn thể hiện sự phát triển năng động, bền vững và trường tồn như được gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa lịch sử và thiên nhiên tươi đẹp. Chim Hạc - loài chim biểu tượng của sự may mắn sẵn sàng đối đầu với mọi khó khăn và thách thức. Cánh chim mang ý nghĩa “Đất lành chim đậu”. Hình ảnh được thiết kế nguyện vào nhau tạo nên một bố cục vững chắc cho logo, thân chim chuyển mình như một cổng chào thể hiện huyện Kỳ Anh đang chuyển mình phát triển và chào đón các nhà đầu tư... Ngôi sao tỏa sáng như hồn thiêng Tổ quốc. Ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự tỏa sáng tài năng, trí tuệ của người Kỳ Anh trên bước đường phát triển, vươn tới và hội nhập.
Toà nhà cao tầng mang dáng dấp của đô thị, nhằm thể hiện một Kỳ Anh đang chuyển mình phát triển, mảnh đất đang vươn lên hội lưu cùng thời đại bằng sự kết tinh, lắng đọng của quá khứ, sức sống mãnh liệt của hiện tại và tương lai... Trung tâm logo là di tích lịch sử Quốc gia - Đền Phương Giai là nơi thờ Hoàng giáp Dương Trí Tri, đỗ Nhị giáp Tiến sỹ và được bổ nhiệm làm quan đời Mạc Phúc Nguyên (1547). Nơi đây là cơ sở hoạt động cách mạng, nơi tổ chức Hội nghị thành lập Đảng bộ Kỳ Anh tháng 6/1930. Đền Phương Giai đã được giữ gìn và trở thành “địa chỉ đỏ”, là niềm tự hào, biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và cũng là một địa chỉ linh thiêng mà Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh luôn tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông. Nơi đây là một địa điểm dành cho du khách để có thể tìm hiểu thêm về những giá trị văn hóa và lịch sử của nước ta. Khi đến thăm quan du khách sẽ có thể tìm được không gian yên tĩnh, thanh tịnh của ngôi đình này. Những ngọn núi và bãi biển hiện hữu trong logo mang ý nghĩa với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và đa dạng, NÚI - ĐỒNG BẰNG - SÔNG NGÒI - BỜ BIỂN và truyền thống văn hóa, lễ hội lâu đời. Nhắc đến trầm tích văn hóa miền hạ lưu Kỳ Anh, chúng ta không thể quên vẻ đẹp dãy núi Hoành Sơn - Bàn Độ - Cao Vọng. Dãy núi thiêng giấu trong lòng bao pho sử thi huyền thoại mà con người càng khám phá, càng ngưỡng mộ. Đây là một dãy núi dài, từ bao đời sừng sững, uy nghi, dầu nắng hay mưa vẫn ngút ngàn màu xanh bất tận. Nơi đây không chỉ có cây cỏ, chim thú, núi non mà còn có những ngôi đền cổ kính. Dưới chân núi, sóng vỗ rì rào, sóng dờn dợn mơn man, càng tô thêm vẻ đẹp biển và núi, nhất là những lúc mặt trời vừa ló lên từ đằng đông trong hơi sương bảng lảng. Tính độc đáo trong logo là điểm nhấn của cây đàn Nguyệt, một nhạc cụ trong nghệ thuật dân ca ví, giặm. Dân ca ví, giặm đã trở thành bản sắc riêng của vùng đất này. Những làn điệu Ví, Giặm giản dị, mộc mạc nhưng sâu lắng, thiết tha đã tạo nên một loại ngôn ngữ riêng phản ánh đời sống nội tâm phong phú, đa dạng, nhiều cung bậc của người dân nơi đây, thể hiện khả năng sáng tạo kỳ diệu của họ, toát lên tâm hồn, cốt cách con người Kỳ Anh - Hà Tĩnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo này vẫn chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình, tiếp tục được trao truyền và tồn tại bền bỉ trong đời sống đương đại. “Nghệ thuật dân ca ví, giặm” chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể và giá trị nhân văn sâu sắc... Bông lúa mang ý nghĩa về phát triển nông nghiệp và là hình ảnh chung những cánh đồng ruộng lúa với sản vật gạo thơm ở Kỳ Anh và hợp tác xã thực phẩm sạch của bà con nông dân góp phần xây dựng Nông thôn mới trong huyện ngày càng giàu đẹp, cuộc sống ấm no, hạnh phúc... Hình ảnh gợn sóng phía dưới như để biểu thị hình tượng biển trải dài theo địa phận huyện Kỳ Anh, phong cách cách điệu này cũng có sự gắn kết đến hình ảnh dòng sông. Sông và Biển ở nơi đây trở thành yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, du lịch của mảnh đất này. Logo dùng màu xanh là màu của tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, màu xanh tượng trưng cho cuộc sống phồn vinh, thịnh vượng và tương lai tươi sáng, rạng ngời. Thiết kế độc đáo, ấn tượng, mang tính biểu cảm cao, dễ nhận biết, dễ thể hiện trên mọi chất liệu, phương tiện.English: This is the official logo of Kỳ Anh rural district, Hà Tĩnh Province, Socialist Republic of Việt Nam |
||||||
Date | |||||||
Source |
https://web.archive.org/web/20220701185944im_/http://kyanh.hatinh.gov.vn/kyanh/static/uploads/ckeditor/images.thumb.d094465d-9bf2-45ea-ba95-14cce304c173.jpg https://web.archive.org/web/20220701185940/http://kyanh.hatinh.gov.vn/kyanh/portal/read/gop-y-du-thao-1/news/lay-y-kien-cua-can-bo-va-nhan-dan-ve-bieu-trung-logo-huyen-ky-anh-tinh-ha-tinh.html/20211123133603 https://www.facebook.com/photo/?fbid=4834166843363353&set=pb.100064875332701.-2207520000 |
||||||
Author | Nguyễn Ngọc Huy Mẫn | ||||||
Permission (Reusing this file) |
|
Items portrayed in this file
depicts
23 November 2021
image/svg+xml
File history
Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.
Date/Time | Thumbnail | Dimensions | User | Comment | |
---|---|---|---|---|---|
current | 20:46, 17 October 2023 | 447 × 447 (50 KB) | ABAL1412 | Uploaded own work with UploadWizard |
File usage
The following page uses this file:
Global file usage
The following other wikis use this file:
- Usage on fr.wikipedia.org
- Usage on vi.wikipedia.org
- Usage on www.wikidata.org
Metadata
This file contains additional information, probably added from the digital camera or scanner used to create or digitize it.
If the file has been modified from its original state, some details may not fully reflect the modified file.
Width | 447px |
---|---|
Height | 447px |